Nếu như ngày tết của người Việt Nam gắn liền với thời điểm gieo trồng, canh tác nông nghiệp thì tết Nguyên Đán của người Hoa lại liên quan đến một truyền thuyết xa xưa về thần thú có tên Niên. Thần thú này có sức mạnh phi thường, xong ưa tìm về các ngôi làng để phá phách, quấy nhiễu người dân.
Thần thoại về Niên
Theo các câu chuyện và truyền thuyết, tết Nguyên Đán của người Hoa bắt đầu khi cuộc chiến giữa thần thú Nien và Hồng Quân Lão Tổ diễn ra. Niên được miêu tả là sinh vật có thần hình bò được và đầu là đầu sư tử. Niên rất hung dữ, nó sống trên núi và thường kiếm ăn bằng cách đi săn.
Niên được miêu tả là loài có mình trâu, đầu sư tử, tính khí hung hãn thường đến quấy rầy người dân vào thời điểm cuối mùa đông để kiếm ăn
Vào cuối đông đầu xuân, khi không còn gì để ăn, Niên sẽ đến các ngôi làng để ăn gia súc, hoa màu, thậm chí cả con người, nhất là trẻ em. Vì vậy, để tự bảo vệ bản thân, hằng năm vào những ngày đầu tiên của năm mới, người dân sẽ đặt thức ăn ở ngoài cửa. Quan niệm dân gian cho rằng sau khi ăn số thức ăn mà họ đã chuẩn bị thì Niên sẽ không phá phách nữa.
Dù Niên là loài hung hãn, nhưng nó sợ ba thứ: màu đỏ, lửa và tiếng ồn. Do đó, mỗi khi năm mới về, dân làng sẽ treo đèn lồng đỏ cũng những bức tranh tết màu đỏ lên cửa sổ và cửa ra vào. Họ còn đốt pháo, tạo tiếng nổ lớn để Niên sợ. Kể từ đó Niên không bao giờ tìm đến làng nữa. Truyền thuyết còn kể rằng cuối cùng Niên bị Hồng Quân Lão Tổ thu phục và trở thành vật cưỡi.
Sau này Niên đã bị Hồng Quân Lão Tổ thu phục và trở thành vật cưỡi của ông
Sau khi Niên bị thu phục, dân chúng mở tiệc lớn ăn mừng và nghi lễ trục xuất Niên vẫn được các thế hệ sau thực hiện, rồi dần trở thành phong tục đón năm mới của người Hoa.
Niên trong văn hóa hiện đại
Đối với người Hoa, có rất nhiều phong tục bắt nguồn từ huyền thoại về Niên. Điển hình có thể kể đến là nghệ thuật cắt giấy với những chủ đề may mắn, hạnh phúc, giàu có và trường thọ. Giấy được dùng thường là giấy đỏ và sau khi cắt xong sản phẩm sẽ được dán lên cửa sổ hoặc cửa ra vào. Màu đỏ cũng trở thành màu chủ đạo trong dịp năm mới, tượng trưng cho niềm vui, sự chân thành, nhiệt huyết. Trên sân khấu kinh kịch, nhân vật vẽ mặt đỏ thường là nhân vật có tính linh thiêng, trung thành hoặc thậm chí là một vị hoàng đế nào đó. Vào năm mới, người ta cũng sẽ tặng quà và lì xì cho bạn bè, người thân… bằng bao lì xì đỏ.
Để đuổi Niên, người ta thường dán giấy đỏ, đốt nhiều pháo để tạo tiếng ồn đuổi Niên đi.
Ngoài việc sử dụng các loại giấy màu đỏ và treo đèn lồng để trang trí nhà cửa vào ngày tết, người Hoa còn giữ phong tục đốt pháo hoa, đốt thanh tre… miễn sao tạo ra được nhiều tiếng ồn và lửa để đuổi Niên.
Theo thời gian và sự giao thoa văn hóa, các phong tục đón năm mới của người Hoa dần được lan truyền đến một số nước trong khu vực, trong đó có cả Việt Nam.
0 nhận xét :
Post a Comment