Vì sao anime thường có 12 tập mỗi mùa?

Tại sao, ngày nay, các series anime có 12 tập rất phổ biến. Hầu hết mọi anime trong mỗi mùa chỉ từ 12 đến 14 tập. Trường hợp ngoại lệ duy nhất là các bộ anime shounen như: Naruto, Black Clover,… Hoặc bất kỳ bộ nào có những thành công nhất định với một lượng lớn khán giả lớn ủng hộ nó. Như vậy đâu là lý do cho quy chuẩn 12 tập mỗi mùa?

1. 12 tập dành cho những bộ anime không phổ biến

Vì sao anime thường có 12 tập mỗi mùa? - Ảnh 1.

Bakemonogatari ban đầu chỉ có 12 tập, nhưng có kha khá các phần liên quan sau đó.

Để trả lời cho câu hỏi thế nào là không phổ biến, thì bạn phải biến về những anime phổ biến trước đã. Phổ biến ở đây thường sẽ là các anime nổi tiếng và chắc ăn sẽ sinh lời suốt nhiều năm qua. Những bộ anime này thường sẽ là các sản phẩm phổ biến, chẳng hạn như shounen hay phù hợp với mọi lứa tuổi, chẳng hạn như Doraemon, Sazae-san, Naruto, One Piece, Detective Conan, v.v... 

Các sản phẩm này rất dễ có được rating cao và có được sự chú ý của số đông nên dễ dàng đạt được lợi nhuận hơn. Còn với các bộ anime không phổ biến khác thì sẽ khó có thể làm được điều này, bởi độ phổ biến của chúng thua xa các sản phẩm kia. Thế nên, thời lượng cho chúng ít hơn, và khoảng thời gian 12 tập là khá hợp lý cho các studio sản xuất anime và giúp thu hồi vốn hiệu quả hơn.

2. Hạn chế tối đa rủi ro

Vì sao anime thường có 12 tập mỗi mùa? - Ảnh 2.

 Việc hạn chế rủi ro cũng là 1 vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất anime. Một tác phẩm tầm trung, không quá phổ biến được sản xuất 12 tập cũng tiêu tốn không ít tiền bạc và công sức của các nhà làm phim. Các chi phí thì rất nhiều, chẳng hạn như tiền trả lương cho đạo diễn, các họa sĩ, nhà sản xuất, người lồng tiếng, v.v... Đó là còn chưa kể tới tiền phí bản quyền nếu đó là 1 tác phẩm chuyển thể từ manga hay là light novel nữa.

Chính vì vậy, 12 được coi là con số hợp lý hơn cả. Nếu như anime 12 tập đó thành công thì các nhà sản xuất luôn phần 2, thậm chí là phần 3 sau đó. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất có thể thu thêm được tiền từ việc ra bản DVD và các sản phẩm ăn theo khác nữa. Còn nếu anime thất bại và nhận được ít sự chú ý, nhà sản xuất hoàn toàn có thể "bỏ rơi" luôn đứa con ghẻ đó. Một lựa chọn phũ phàng, nhưng an toàn và mang tính kinh tế cao. 

3. Ngân sách

Vì sao anime thường có 12 tập mỗi mùa? - Ảnh 3.

 Từ trước đến nay, việc làm anime rất - rất tốn kém, nó đòi hỏi nhà sản xuất phải chi ra một khoản tiền không nhỏ. Trước đây, ngân sách để sản xuất một bộ anime rơi vào khoảng 2 triệu USD (46 tỷ VND) với một bộ anime 12 tập, và thậm chí con số này có thể gia tăng theo thời gian. Không phải studio nào cũng là studio lớn cả, thế nên việc cân bằng ngân sách và tài chính là điều rất quan trọng.

Việc chi trả 1 số tiền lớn mà đổi lại anime lại không có được rating cao chính là một thảm họa với bất kỳ studio nào. Do đó, các nhà sản xuất luôn phải tính toán kỹ lưỡng và làm ra các sản phẩm tốt nhất để qua đó kiếm được lợi nhuận. 

4. Sự kỳ vọng và khung thời gian

Vì sao anime thường có 12 tập mỗi mùa? - Ảnh 4.

 12 tập là 1 con số lý tưởng không chỉ với các nhà sản xuất, mà còn với cả khán giả nữa. Việc sản xuất các bộ anime quá dài chỉ có lợi khi ngân sách được đảm bảo và nhà sản xuất có được một tệp khách hàng khổng lồ đủ mọi lứa tuổi, giống như độc giả của Doraemon hay Naruto. Còn với các bộ anime ít phổ biến, việc kéo quá dài sẽ làm cho người xem lạc lối và nản chí khi phải kéo ra xem đủ hết tất cả các tập. 

Thêm vào đó, quỹ thời gian của người trưởng thành không thể dành quá nhiều cho anime được. Ai trong số chúng ta cũng phải học tập, có công việc và gia đình, thậm chí là các thú vui khác ngoài anime. Do đó, con số 12 tập đem tới khoảng 4 - 5 tiếng xem anime, một con số khá hợp lý để người xem biết được họ có yêu thích sản phẩm này và sẵn sàng gắn bó với nó thêm một thời gian nữa hay không. 

5. Giúp tăng doanh thu của nguyên tác

Vì sao anime thường có 12 tập mỗi mùa? - Ảnh 5.

 Các bộ anime được chuyển thể từ manga hay light novel có được lợi thế lớn, bởi họ có được một lượng người xem có sẵn từ các sản phẩm gốc chuyển qua. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại xảy ra - chính anime đã kéo người xem trở lại với tác phẩm gốc và biến nó trở nên nổi tiếng lên hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn có thể đạt được tầm cao mới và thu được những thành công không tưởng. 

Một trong những sản phẩm thành công nhất có thể kể đến chính là Kimetsu no Yaiba. Bộ anime do ufotable sản xuất đã đẩy manga trở thành sản phẩm thành công nhất trong năm 2020, thậm chí còn vượt qua được cả tượng đài One Piece. Thậm chí, bộ anime này còn được chuyển thể lên thành phim điện ảnh, điều mà chỉ các sản phẩm thực sự thành công mới có thể làm được điều "không tưởng" này. 

About DU LỊCH THÁI LAN HƯỚNG DẪN

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Post a Comment

Day Nghe Toc Gia Re / Hoc Cat Toc Tai Ha Noi / Tin Tuc Game Hot